Headlines News :

Blogroll

Home » , , » Cách phòng trị bệnh đốm đen trên trái cam sành ?

Cách phòng trị bệnh đốm đen trên trái cam sành ?

Written By Unknown on Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013 | 15:17

Cách phòng trị bệnh đốm đen trên trái cam sành ? Hỏi: Hàng năm cứ vào mùa mưa, không rõ tại sao trên vỏ trái cam sành ở vùng chúng tôi thường xuất hiện một hiện tượng như sau: Trên vỏ trái non có những chấm tròn nhỏ cỡ nửa hạt mè, sau đó phát triển rộng dần ra,màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám, sau đó xuất hiện những giọt dịch màu vàng nâu. Nếu nặng trái chuyển sang màu vàng úa và rụng sớm. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen
Trả lời: Qua mô tả của các bạn, chúng tôi đoán rằng trái cam sành ở chỗ các bạn có lẽ đã bị nhiễm bệnh đốm đen, bệnh này do nấm Diaporthe citri gây ra. Ngoài cây cam sành, bệnh còn gây hại trên nhiều cây thuộc nhóm cây có múi như quýt, chanh, tắc… và nhất là cây bưởi. Ngoài trái bệnh còn gây hại trên cả lá và cành non.
* Trên trái:  Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm tròn có kích thước khoảng 1mm, xuất hiện trên vỏ của trái còn non, sau đó phát triển rộng dần ra, màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám, nếu nặng nhiều vết hoà lẫn nhau tạo thành mảng lớn. Từ các vết bệnh này sẽ xuất hiện các u nổi lên và chảy ra các giọt dịch màu vàng nâu, sau đó thành màu nâu dính trên vỏ trái. Nếu nặng có thể làm cho vỏ trái bị chai sượng, cùi vỏ bị nứt, có màu tím đậm lỗ chỗ, vỏ trái chuyển dần sang màu vàng úa và bị rụng sớm, hoặc bị chín ép. Nếu bệnh gây hại khi trái đã già thì vỏ trái trở nên cứng, ruột trái bị khô xốp, chất lượng giảm, có khi không ăn được.
*Trên lá: Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ hình tròn kích thước khoảng 1mm trên mặt của lá non, sau đó phát triển dần và chuyển thành màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám. Trường hợp bị nhiễm nặng nhiều vết liên kết lại với nhau thành những mảng lớn làm cho chố bị bệnh chết khô, nếu nặng lá có thể bị rụng sớm khiến cây xơ xác, còi cọc, cho năng suất và phẩm chất trái kém.
Bệnh thường phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết ẩm thấp, chính vì thế thường thấy bệnh gây hại nhiều trong mùa mưa. Nguồn bệnh tồn tại trên những bộ phận của cây bị bệnh, sản sinh rất nhiều bào tử ở đây rồi phát tán ra xung quanh bám dính lên những cây khác, gặp điều kiện thuận lợi ( thời tiết nóng ẩm) bào tử sẽ nầy mầm xâm nhập vào những bộ phận non của cây để gây hại.
 Để phòng trị bệnh các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
  • Lên liếp cao hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước trên mặt liếp… để vườn cam không bị đọng nước trong mùa mưa, gây ẩm ướt cho vườn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh, phát triển.
  • Không nên trồng quá dày, thường xuyên tỉa bỏ những nhánh, lá không cần thiết để tạo cho vườn luôn thông thoáng, khô ráo.
  • Phải trồng bằng cây giống sạch bệnh để không có nguồn bệnh ban đầu lây lan cho vườn bưởi sau này.
  • Thường  xuyên kiểm tra vườn cam để kịp thời phát hiện và thu gom những bộ phận bị bệnh đưa ra khỏi vườn đem chôn hoặc tiêu huỷ để giảm  bớt nguồn bệnh trong vườn.
  • Vào mùa mưa không nên tủ cỏ rác, rơm rạ… xung quanh gốc cam, để xung quanh gốc cam luôn khô ráo, thông thoáng.
  • Khi cây đã bị bệnh nên giảm phân đạm, tăng cường thêm phân kali và phân lân.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn cam để kịp thời phát hiện bệnh, khi thấy bệnh chớm phát sinh, có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Bemyl 50WP; Viben 50BHN; Benzeb 70WP; COC 85WP, Zincopper 50WP; Copper- Zinc 85WP; Benlate 50WP; Tilsuer 300ND… để phun xịt.
Nguồn tin: Hỏi đáp về kĩ thuật canh tác cây ăn trái
Share this article :

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

Blogger templates

 
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Kỹ Thuật Trồng Cam Sành - All Rights Reserved