Headlines News :

Blogroll

Home » , » Giống cam sành không hạt LĐ6

Giống cam sành không hạt LĐ6

Written By Unknown on Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013 | 21:53

Giống cam sành không hạt LĐ6

Thumnail
Thành công trong lĩnh vực tạo giống Cam sành không hạt bằng phương pháp chiếu xạ tia gamma trên mầm ngủ của Viện Cây ăn quả miền Nam Cây có múi được trồng với diện tích khá lớn tại vùng đồng bằng sông Cửu long, theo Tổng cục Thống kê (2006), diện tích trồng cây có múi là 71.900ha và sản lượng đạt 618.300 tấn. Nhiều giống cây có múi có năng suất cao, phẩm chất quả ngon mang lại thu nhập cao cho người trồng nên được ưu tiên phát triển trong sản xuất. Trong đó có giống cam Sành (Citrus nobilis Lour.) được nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ ưu tiên phát triển diện tích, đây là loại cây mang lại thu nhập rất cao cho nhà vườn do nhu cầu của thị trường và một số đặc tính nổi trội của giống như thời gian cho quả sớm (24 tháng sau khi trồng cây ghép), năng suất cao, phẩm chất quả ngon, nhiều nước, thịt quả có màu cam sẫm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng; nhược điểm của giống là quả có nhiều hạt nên khó đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong tiêu thụ quả tươi chế biến nước quả vì hạt sẽ làm nước quả đắng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, công tác chọn tạo giống/dòng cây có múi đã được Viện Cây ăn quả miền Nam thực hiện trong các năm qua với mục tiêu chọn, tạo ra giống cây có múi không hoặc ít hạt, chất lượng quả ngon đáp ứng nhu cầu tiêu thụ quả tươi và chế biến. Thạc sĩ Trần Thị Oanh Yến và các cộng tác viên, đã thực hiện công trình nghiên cứu từ năm 2002-2010 trên giống cam Sành nhằm mục đích: tạo giống/dòng cam Sành mới không hoặc ít hạt, hình dạng quả đẹp, phẩm chất ngon từ cây cam Sành thương phẩm đang được ưa chuộng trong sản xuất.
 
Từ dòng cam Sành (CS8) có số lượng 10-23 hạt/quả, được chiếu xạ tại Viện Nghiên cứu hạt nhân, sử dụng nguồn chiếu xạ: Co60, liều chiếu xạ 5,0 krad. Kết quả đã tạo ra được một dòng dòng cam Sành không hạt bằng chiếu xạ đột biến sử dụng tia gamma trên mầm ngủ có các đặc tính nổi trội: có tỉ lệ hạt phấn bất dục cao (70%), số hạt/quả thấp <2 hạt/quả ổn định trong tất cả các quả ở tất cả các cây (khảo sát từ năm 2002-2010), thịt quả màu vàng cam, sáng đẹp, vỏ quả ít sần và bóng hơn so với cam Sành trong sản xuất, khối lượng quả trung bình 237g, nước quả nhiều (>40%), vị ngọt chua, mùi thơm đặc trưng giống như cam Sành thương phẩm; năng suất khá cao (20-25kg/cây/năm, cây 3 năm tuổi).
 Dòng cam Sành không hạt này đã được Hội đồng công nhận giống Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tạm thời là giống cây trồng mới để sản xuất tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ với tên gọi  dòng cam Sành LĐ6.
 Từ dòng cam Sành LĐ6, Viện Cây ăn quả miền Nam đã vi ghép tạo cây sạch bệnh (S0) đang được lưu giữ trong nhà lưới chống côn trùng, thời gian tới giống LĐ6 sẽ được Viện Cây ăn quả miền Nam cung cấp cho các nhà vườn qua Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển nghề vườn (Công ty trực thuộc Viện).
Ths. Trần Thị Oanh Yến, Ks. Nguyễn Nhật Trường, Ths. Nguyễn Ngọc Thi và PGS. TS. Nguyễn Minh Châu
Share this article :

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

Blogger templates

 
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Kỹ Thuật Trồng Cam Sành - All Rights Reserved