Headlines News :

Blogroll

Home » » Cảnh báo bệnh trên vườn cam sành

Cảnh báo bệnh trên vườn cam sành

Written By Unknown on Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013 | 16:21

Ngoài bệnh vàng lá greening (vàng lá gân xanh) hoành hành, nhiều vườn cam tại ĐBSCL đang đối mặt với bệnh vàng lá thối rễ, héo chết nhanh gây nhiều thiệt hại. TS. Nguyễn Văn Hòa, phó viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) có những khuyến cáo cho người trồng cam sành trong việc ứng phó với bệnh hại này.
Nhiều nguyên nhân
Theo TS. Nguyễn Văn Hòa, ĐBSCL đất thấp, đất sét nhiều, dễ bị ngập nước và lèn đất trong mùa mưa, dễ khô nứt trong mùa nắng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hệ thống rễ, tạo điều kiện dễ dàng cho các loại dịch hại có nguồn gốc từ đất tấn công. Mặt khác, việc thâm canh cao cũng làm cho mầm bệnh sinh sôi rất nhanh, lan truyền từ vườn này sang vườn khác qua hệ thống kênh mương, nước tưới. Đặc biệt là tuyến trùng và nấm gây hại có trong đất. Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều loại nấm từ đất gây ra như Phytophthora, Fusarium…Kết quả nghiên cứu của SOFRI cho thấy có kkả năng nấm Phytophthora tấn công trước tạo vết thương làm cho nấm Fusarium có điều kiện xâm nhiễm và gây hại nặng hơn. Triệu chứng điển hình là lá cam vàng, gân lá cũng vàng luôn (khác với bệnh vàng lá greening là gân lá xanh), rễ non và cả rễ lớn thối nâu, cành lá không được cung cấp dinh dưỡng dẫn đến biến vàng. Khi cây nhiễm bệnh vàng lá thối rễ, cây thường suy yếu, đề kháng kém dẫn đến thiệt hại nặng.Với bệnh héo chết nhanh, gần đây hiện tượng này xảy ra khá phổ biến và làm cây chết khá nhanh. Trong một số trường hợp do nhiễm rệp sáp có trong đất làm cho rễ bị tổn thương và dễ nhiễm bởi nấm có tai màu vàng nâu rất to, làm rễ thối và cây bị héo vào buổi trưa trong khi buổi sáng vẫn tươi xanh. Sau vài ngày cây có thể bị chết hoặc còi cọc.
Cách phòng trị
Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh chết nhanh trên cây cam sành cần theo dõi và có hướng xử lý tốt. Đào mương, xẻ rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa nhằm tránh ngập úng cục bộ trong vườn cam. Bón vôi hàng năm cho vườn cây 1-2 kg/gốc/năm.Hàng năm nên bồi bùn một lớp mỏng (dưới 5cm) hoặc bồi thành đống bên ngoài, khi bùn khô thì vận chuyển vào để xung quanh gốc cây cho rã từ từ. Nên sử dụng nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm Trichoderma, Stretomyces  để giúp cân bằng hệ sinh vật đất, hạn chế nấm gây bệnh. Trồng cỏ giúp che phủ đất và bốc thoát hơi nước trong mùa lũ và giữ ẩm cho mùa nắng (tránh để cỏ quá cao, cạnh tranh dinh dưỡng với cây cam). Khi trên vườn đã và đang xuất hiện bệnh vàng lá thối rễ nên sử dụng thuốc gốc Metalaxyl, 2-3 lần, sau đó sử dụng nấm đối kháng trở lại. Nên tưới thuốc kích thích ra rễ trở lại hoặc tăng lượng phân lân. Khi thấy xuất hiện triệu chứng héo xanh (chết nhanh), chủ vườn nên quan sát kỹ vườn cây xem bị rệp sáp hay triệu chứng nứt rễ. Nếu thấy rệp sáp phải sử dụng thuốc (Nokap, Regent hạt) rải vào đất xung quanh gốc, nên áp dụng cho cả vườn. Nếu thấy hiện tượng nứt rễ thì trước mắt nên tưới thuốc, các  loại thuốc có thể sử dụng như Diazinon (Vibasu 50 GR, 40 EC, 50 EC), Dimethoate (Nugor 40 EC), Chlorpyrifos Ethyl (Mapy 48 EC)…
(Nguồn Anh Đức - KHPT)
Share this article :

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

Blogger templates

 
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Kỹ Thuật Trồng Cam Sành - All Rights Reserved